- Phối hợp với Trung tâm kiểm định giống cây trồng vật nuôi thành phố bấm thẻ tai trên 56.992 con bò sữa; cấp phát Sổ quản lý cá thể và Sổ quản lý dịch tễ cho hộ chăn nuôi để theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa.
- Thực hiện lấy mẫu khảo sát tình hình nhiễm một số bệnh truyền nhiễm quan trọng trên đàn bò sữa có thể truyền lây cho con người như bệnh Lao, Sảy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn; bệnh ký sinh trùng đường máu; bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa để có biện pháp phòng trị.
Qua kết quả khảo sát Chi cục thú y đã tỗ chức điều trị miễn phí các trường hợp xét nghiệm dương tính, xây dựng quy trình điều trị có hiệu quả phổ biến cho cán bộ kỹ thuật và các hô chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả điều trị; xây dựng tài liệu tập huấn cho người chăn nuôi các biện pháp phòng bệnh.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ chẩn đoán điều trị bò sữa như máy siêu âm, X- quang, dụng cụ phẩu thuật cho các Trạm thú y trọng điểm chăn nuôi bò sữa như huyện Củ Chi, Hóc Môn …Phối hợp với Tổ chức Hợp tác thú y Đông Tây (CEVEO) của Pháp tập huấn, nâng cao tay nghề điều trị bệnh bò sữa cho cán bộ thú y.
+ Xây dựng 24 mô hình điểm chăn nuôi bò sữa có hiệu quả, ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như: Thiết kế chuồng trại khoa học, lắp đặt túi biogas, trang bị máy vắt sữa, xét nghiệm và điều trị bò bệnh, kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi từ đó tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi tham quan, trao đổi học tập nhân rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả cao.
+ Chi cục Thú y thành phố đã phối hợp Công ty Vinamilk nhằm hổ trợ, kiểm soát việc chấp hành tiêm phòng cho đàn bò sữa và nâng cao nhận thức về đảm bảo vệ sinh - an toàn thực phẩm sữa của người chăn nuôi. Tính đến 31/5/2008, đã hoàn tất công tác xác nhận 3.187 / 3.715 (85,79%) hợp đồng thu mua sữa do các điểm trung chuyển sữa chuyển đến các Trạm Thú y quận huyện; Số hồ sơ còn lại không xác nhận do một số hồ sơ trùng lắp với hồ sơ đã xác nhận hoặc do hộ chăn nuôi bò sữa không chấp hành tiêm phòng. Thời gian xác nhận hợp đồng có một số trường hợp chậm so với thỏa thuận giữa Chi cục Thú y và Công ty Vinamilk, nguyên nhân do: Các điểm trung chuyển sữa chuyển danh sách và các hợp đồng không đúng theo quy trình đã được thống nhất (chậm về thời gian); Hộ chăn nuôi không ghi đầy đủ nội dung trong bảng xác nhận hoặc để trống (không ghi tổng đàn, tiêm phòng, ...) do đó Trạm Thú y quận huyện phải trả lại hồ sơ để bổ sung đầy đủ chi tiết làm kéo dài thời gian xác nhận.
Nhằm mục tiêu kiểm soát, giảm tỉ lệ viêm vú trên đàn bò sữa, Chi cục thú y sẽ tiếp tục phối hợp Vinamilk tập huấn vệ sinh sữa, hổ trợ dụng cụ và hoá chất sát trùng núm vú trước và sau khi vắt sữa cho các hộ chăn nuôi cung cấp sữa cho Công ty Vinamilk nhằm làm giảm sự vấy nhiễm vi sinh vật trong sữa, giảm viêm vú tiềm ẩn. Phối hợp với các chuyên gia tổ chức CEVEO điều trị, đúc kết quy trình điều trị các trường hợp bò trận để phổ biến và áp dụng trên diện rộng.
* Giải pháp trong thời gian tới :
Để duy trì và phát triển chăn nuôi bò sữa trong thời gian tới cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa người chăn nuôi, Các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị thu mua trong việc tháo gở những khó khăn vướng mắc hiện nay. Một số biện pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới :
- Đối với người chăn nuôi bò sữa : Tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng sữa, tham quan học tập các mô hình điểm chăn nuôi bò sữa có hiệu quả để học tập nhân rộng mô hình, loại thãi những con bò có năng suất thấp, đối với các hộ chăn nuôi có quy mô nên đầu tư trang bị máy vắt sữa hoặc tự vắt sữa bằng tay nhằm hạn chế lây lan bệnh viêm vú cho đàn bò từ đội ngũ vắt sữa thuê,
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Sở Nông Nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục phát triển nông thôn, Chi cục thú y, Trung tâm kiểm định giống cây trồng vật nuôi tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tổ hợp khẩu phần đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao chất lượng sữa, phổ biến các mô hình chăn nuôi bò sữa có hiệu quả, chọn lọc con giống, triển khai các biện pháp kiểm soát và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa. Xây dựng chương trình hợp tác với các Công ty thu mua sữa trên địa bàn như Dutch lady, Vinamilk từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò sữa của thành phố.
- Đơn vị thu mua sữa: Các Công ty thu giống sữa cần tập trung hỗ trợ người chăn nuôi từng bước nâng cao chất lượng đàn bò sữa, trong đó cần tập trung hỗ trợ cho người chăn nuôi vay vốn trang bị máy vắt sữa, lắp đặt túi biogas, cải tạo chuồng trại đảm bảo điều kiện vệ sinh, phương thức thanh toán trừ dần trong tiền sữa, để người dân cải thiện điều kiện chăn nuôi. Ngoài ra cần có chính sách hổ trợ đi vào chiều sâu như hỗ trợ người chăn nuôi đầu tư con giống, loại thải những bò bệnh, bò sữa có năng suất thấp, từ đó chọn lọc phát triển đàn bò sữa có chất lượng cao tại vùng nguyên nguyên liệu. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y, hỗ trợ một phần kinh phí cho người chăn nuôi khi điều trị một số bệnh cần phải hủy sữa trong quá trình điều trị (viêm vú, bò bệnh Leptospira....). Có lộ trình chuyển đổi chính sách áp dụng giá thu mua sữa căn cứ vào các tiêu chí về chất lượng sữa một cách phù hợp với điều kiện hiện nay để từng bước cũng cố, nâng dần chất lượng đàn bò sữa của thành phố.